Những căn cứ về binh lực Kế_hoạch_Barbarossa

Quân đội Đức Quốc xã

Sự phát triển của quân đội Đức Quốc xã
từ năm 1939 đến năm 1941
[13][14][15]
1/9/19391/5/19401/6/1941
Tổng số sư đoàn103156214
Số sư đoàn cơ giới81021
Số sư đoàn xe tăng8814
Xe tăng và xe thiết giáp3.2003.3875.640
Máy bay quân sự4.4045.90010.000

Lục quân

Không quân

Những chiếc máy bay của Không quân Đức cũng gặp phải nhiều vấn đề. Ngoại trừ mẫu Messerschmitt Bf 109 tân tiến, những mẫu máy bay còn lại cũng chưa đạt được yêu cầu của cuộc chiến. Mẫu máy bay ném bom Ju-87 Stuka nổi tiếng thật ra chỉ hoạt động hiệu quả trước những đối thủ có hệ thống phòng không yếu kém. Tầm hoạt động và khả năng chứa bom của các mẫu máy bay ném bom chủ lực Dornier-17Ju-88 tỏ ra không tương xứng trong cuộc oanh kích nước Anh năm 1941. Mẫu máy bay vận tải Ju-52 mặc dù rất bền bỉ và linh hoạt nhưng lại bị hạn chế nhiều về sức chứa và tầm bay. Thêm nữa không quân Đức đã bị thiệt hại khá nặng sau những trận chiến tại Anh và cuộc tấn công đảo Crete; 146 máy bay Ju-52 đã bị bắn hạ và 150 chiếc khác bị bắn hỏng rất nặng[16]. Thực chất lực lượng Luftwaffe lừng danh chỉ thích hợp với những nhiệm vụ ném bom chiến thuật ngắn hạn chứ không phải ném bom chiến lược lâu dài; và rõ ràng họ rất khó duy trì ưu thế tại những vùng trời xa xôi và lạ lẫm của miền Tây nước Nga.[17]

Quân đội Liên Xô

Sự phát triển của quân đội Liên Xô
từ năm 1939 đến năm 1941
[18]
1/1/193922/6/1941% tăng trưởng
Số lượng sư đoàn (tính theo quân số)131,5316,5140,7
Quân số24850005774000132,4
Pháo và súng cối55800117600110,7
Xe tăng và xe thiết giáp211002570021,8
Máy bay các loại770018700142,8

Huấn luyện và chỉ huy

Ưu thế về số lượng vũ khí và trang bị của quân đội Xô Viết không thể nào bù nổi sự yếu kém về huấn luyện và tình trạng sẵn sàng chiến đấu như các đối thủ Đức Quốc xã của họ. Nhiều sĩ quan chỉ huy cấp sư đoàn và các sĩ quan cấp cao khác đã chết oan trong cuộc Đại thanh trừng của Stalin (1936-1938). Trong số những cán bộ, sĩ quan bị bắt, chỉ có 15% được phục chức vì nhu cầu chiến tranh[19]; trong số 90 tướng lãnh bị bắt, chỉ có sáu người được thả ngay trước khi cuộc chiến bùng nổ; và trong số 57 sĩ quan chỉ huy cấp quân đoàn bị bắt thì chỉ có bảy người được trở lại quân ngũ; trong số 180 sĩ quan chỉ huy cấp sư đoàn thì chỉ có 36 người được phục hồi chức vụ. Trong số 75000-80000 cán bộ Hồng quân, 30.000 người đã bị xử tù, nhiều người bị tử hình hoặc chết trong tù,[20][21] và một số lớn hơn bị đưa đến vùng Siberia. Thay thế họ là những người được Berya và Yezov coi là "đáng tin cậy về chính trị". Trong số đó có ba trong số năm Nguyên soái Liên Xô thời trước chiến tranh, toàn bộ 11 Phó ủy viên nhân dân phụ trách Quốc phòng, 14 trong số 16 chỉ huy cao cấp, 60 trong số 67 chỉ huy cấp quân đoàn, 136 trong số 139 chỉ huy cấp sư đoàn, 221 trong số 397 chỉ huy cấp lữ đoàn, và 50% số chỉ huy cấp trung đoàn. Ngoài ra còn có 10000 sĩ quan bị sa thải do những vi phạm có tính phẩm chất.[21] Thế chỗ họ là những sĩ quan trẻ hơn và cũng non kém hơn về kinh nghiệm; ví dụ cho tới tháng 6 năm 1941 có tới 75% cán bộ của Hồng quân có thâm niên giữ chức vụ không quá 1 năm[22]. Độ tuổi trung bình của số sĩ quan chỉ huy cấp quân đoàn của Hồng quân trẻ hơn 12 năm so với độ tuổi trung bình của các sĩ quan chỉ huy cấp sư đoàn Đức. Các sĩ quan non kém này thiếu hẳn sự huấn luyện cần thiết cho công tác, tự bản thân họ cũng có cảm giác như bị ép nhận những chức vụ mà bản thân cấp hàm cũng như kinh nghiệm của mình không đủ để đảm đương nó.

Hơn nữa, mặc dù Chiến thuật thọc sâu nổi danh của Nguyên soái Tukhachevsky trên danh nghĩa vẫn được xem là một học thuyết chính của Hồng quân Liên Xô, nhưng sau khi ông bị xử tử thì số phận của học thuyết này cũng trở nên u ám. Nhiều tác phẩm của ông bị đốt bỏ và bị cấm lưu hành.[19]

Cuộc Đại thanh trừng cũng để lại một hậu quả nghiêm trọng trong tư tưởng của các cán bộ, sĩ quân Hồng quân: họ hiểu rằng việc nêu lên những ý kiến độc lập và trái chiều chỉ dẫn đến hậu quả thiệt thân. Vì vậy phần lớn những cán bộ, sĩ quan chỉ máy móc áp dụng các kiến thức trong sách vở bất chấp sự biến động của tình hình thực tế; những sĩ quan dám mạo hiểm đề xuất và áp dụng những sáng kiến mới như G. K. Zhukov chỉ là thiểu số. Trên thực tế, sau cuộc chiến tranh với Nhật Bản và Phần Lan những năm 1938-1940, một nhóm nhỏ những cán bộ sĩ quan Hồng quân có năng lực đã bắt đầu nổi trội lên, nhưng nhìn chung kinh nghiệm và cả sự tự tin của họ không thể nào bì được với các sĩ quan chỉ huy của Wehrmacht.[23]

Lục quân

Xét về một khía cạnh nào đó, ưu thế về số lượng của quân đội Xô Viết phải nói là rất đáng kể. Quân Liên Xô có 23.106 xe tăng,[24] và trong đó 12.782 chiếc đang ở năm quân khu ở phía Tây của đất nước (1/3 trong số đó trực tiếp hứng chịu cuộc tấn công xâm lược của Đức). Về phía Đức, Wehrmacht có tổng cộng 5.200 xe tăng, trong số đó 3.350 chiếc tham gia chiến dịch Barbarossa. Rõ ràng xét về số lượng thì Liên Xô trội hơn với ưu thế 4 chọi 1, tuy nhiên số lượng những xe tăng tân tiến như T-34 hay được trang bị vỏ giáp mạnh như KV-1 sẵn sàng chiến đầu thì không nhiều (1.861 chiếc được sản xuất tính đến ngày 22/6/1941[25]). Những xe tăng này thậm chí chỉ chiếm 7,2% trong tổng số tăng thiết giáp Xô Viết. Về chất lượng, rõ ràng các xe tăng T-34 và KV-1 hoàn toàn vượt trội hơn hẳn so với tất các xe tăng Đức vào thời điểm đó; và chúng thật sự là cơn ác mộng đối với các vũ khí chống tăng của Đức.[25] Tuy nhiên Hồng quân Liên Xô vẫn thiếu thốn các thiết bị liên lạc vô tuyến cần thiết cho chúng, khiến việc liên lạc và chỉ huy tác chiến rất khó khăn, có thể nói là gần như không thể. Các tổ lái thiếu hẳn sự huấn luyện, kinh nghiệm và phụ tùng sửa chữa để sử dụng hiệu quả các vũ khí mạnh này. Việc bảo trì cũng như tình trạng sẵn sàng chiến đấu của các xe tăng rất kém, đạn dược và hệ thống liên lạc vô tuyến không được cung ứng đầy đủ, và nhiều đơn vị còn không có lực lượng xe tải hậu cần sẵn sàng cung ứng nhiên liệu và đạn dược cho chúng.[cần dẫn nguồn] Số lượng quá ít cộng với những vấn đề về huấn luyện và hậu cần đã làm giảm thiểu sức mạnh của các vũ khí này.[25]

Đồng thời, phần lớn các lực lượng tăng thiết giáp Xô Viết bị phân tán thành những đơn vị đồn trú các nhau có khi đến cả trăm cây số, và một phần lực lượng tăng thiết giáp lại nằm dưới quyền của các đơn vị bộ binh với mục đích dùng xe tăng hỗ trợ cho bộ binh tác chiến. Có thể nói các lực lượng tăng thiết giáp của Liên Xô bị phân tán cả về mặt địa lý và cả về mặt cấu trúc, chính điều này đã khiến việc tập hợp các lực lượng tăng thiết giáp thành một quả đấm mạnh cho những đòn tấn công thọc sâu và độc lập gần như là không thể.[26]

Lục quân Liên Xô đã bị phân tán và ở trong tình trạng kém chuẩn bị, các đơn vị của nó thường bị chia tách và không được tập hợp lại với nhau trước trận đánh. Mặc dù Quân đội Liên Xô có trong tay một số pháo rất lớn và được thiết kế tốt, nhưng dự trữ đạn dược của một phần trong số pháo đó là rất ít. Các đơn vị pháo binh thường thiếu hẳn các phương tiện vận tải để di chuyển các khẩu pháo của họ. Pháo binh Liên Xô cũng thiếu hụt những công nghệ điều khiển bắn tiên tiến.[27]. Các đơn vị xe tăng thì ít được trang bị tốt và cũng thiếu luôn sự huấn luyện cần thiết cũng như sự hỗ trợ về hậu cần. Sự bảo trì cũng rất kém. Các đội quân được tung vào trận mà không được sắp xếp, không được bổ sung đầy đủ đạn dược, nhiên liệu, quân trang quân dụng. Thông thường sau mỗi trận chiến, các đơn bị thường bị tiêu diệt hoặc hiệu quả chiến đấu bị sụt giảm trầm trọng. Trong thời gian này, Quân đội Liên Xô đang trong thời kỳ tổ chức lại các lực lượng tăng thiết giáp thành các quân đoàn lớn, điều này càng làm tăng thêm sự hỗn loạn và thiếu tổ chức trong quân đội vào thời kỳ dầu của cuộc chiến.[28]

Không quân

Ưu thế số lượng máy bay cũng nghiêng về phía Liên Xô: về quy mô thì không quân Xô Viết có thể được xem là lớn nhất thế giới lúc đó với số lượng 9567 chiếc phi cơ chiến đấu. Tuy nhiên, đa số máy bay của Liên Xô rất cũ kỹ, lạc hậu, đã quá hạn sử dụng[17] và không có hệ thống bộ đàm[29]. Những nỗ lực chiến tranh của Liên Xô trong giai đoạn đầu tiên của cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại đã bị cản trở rất nghiêm trọng bởi sự thiếu hụt những máy bay kiểu mới. Rất nhiều máy bay của Không quân Xô Viết (Voenno-Vozdushnye Sily, VVS) là những loại cũ kỹ lỗi thời ví dụ như các máy bay hai tầng cánh Polikarpov I-15Polikarpov I-16. Năm 1941, các mẫu máy bay như MiG-3, LaGG-3Yak-1 chỉ vừa mới bắt đầu sản xuất, và các tính năng của nó thì vẫn thua xa các mẫu máy bay Đức như Messerschmitt Bf 109FW 190 khi chúng tham gia cuộc chiến tranh vào tháng 9 năm 1941. Chỉ một lượng nhỏ máy bay có trang bị những thiết bị liên lạc bằng sóng vô tuyến và những chiếc máy bay sẵn sàng hoạt động thì lại rất khó sử dụng (do phi công chưa tập luyện nhiều) và độ tin cậy không cao. Sự thể hiện yếu kém của Không quân Xô Viết trong cuộc chiến tranh Xô-Phần năm 1939 đã khiến không quân Đức (Luftwaffe) càng thêm chắc chắn về việc quân đội Liên Xô sẽ dễ dàng bị đánh bại. Việc huấn luyện gấp rút để đối phó với không quân Đức phải đến năm 1942 mới hoàn thành. Theo Chỉ thị số 0362 Bộ dân ủy Quốc phòng ngày 22 tháng 12 năm 1940, việc đào tạo phi công diễn ra hết sức gấp rút. Thậm chí đã có một điều không thể tin nổi là trong khi Không quân Xô Viết có 201 chiếc MiG-3 và 37 chiếc MiG-1 hoạt động được vào ngày 22 tháng 6 năm 1941 thì chỉ có 4 phi công đã được huấn luyện để sử dụng các máy bay này.[30]

Phần lớn quân đội Xô Viết đang ở trong tình trạng thời bình. Điều này giải thích tại sao các đơn vị không quân Xô Viết lại để các máy bay nằm thành những cụm sát nhau trong một không gian chật hẹp thay vì phân tán chúng ra. Chính cách sắp xếp sai lầm đó đã khiến các máy bay này trở thành mục tiêu dễ bị tấn công bởi những trận không kích của không quân Đức (Luftwaffe) vào những ngày đầu của cuộc chiến. Thêm một điều tai hại nữa là ngay trước cuộc tấn công xâm lược, Không quân Xô Viết (VVS) không được phép bắn hạ bất cứ máy bay huấn luyện nào của Luftwaffe bất chấp những máy bay này đã xâm phạm không phận Liên Xô hàng trăm lần.[31]

Không quân Xô Viết cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc Đại thanh trừng. Nhiều cán bộ sĩ quan không quân của Liên Xô trở thành nạn nhân của nó và phần lớn những người thay thế họ đều thiếu kinh nghiệm. Vào thời điểm chiến dịch Barbarossa mở màn, nhiều phi công Xô Viết ở tiền tuyến chỉ từng lái máy bay có 4 tiếng đồng hồ[32][33]. Hơn nữa, những cán bộ của không quân Xô Viết còn phải đối mặt với nội sợ hãi bị bắt giữ vì tội "phá hoại" khi những tai nạn máy bay xảy ra. Đã có ít nhất một kỹ sư không quân bị xử bắn khi một mẫu máy bay thử nghiệm bị rơi, và nhiều kỹ sư khác phải làm việc trong các "phòng thiết kế" nằm trong trại giam.[17] Rõ ràng những sự "trừng phạt" như thế này không hề khuyến khích sự sáng tạo của người kỹ sư trong thiết kế.[34][35] Đến mức vào ngày 12 tháng 4 năm 1941, trong một báo cáo gửi Stalin, Zhukov và Timoshenko đã phải phàn nàn là Không quân Xô Viết mất từ hai đến ba chiếc máy bay mỗi ngày do tai nạn, và họ đã yêu cầu Stalin thay thế một số sĩ quan cao cấp trong Không quân Xô Viết.[29]

Đợt cải tổ gấp rút (1940-1941)

Tuy nhiên, trong cuộc Chiến tranh Xô-Phần (1939-1940) Hồng quân đã gặp phải những trải nghiệm khó nuốt trôi. Đồng thời, hiệu quả của chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng (Blitzkrieg) mà người Đức áp dụng chống lại quân đội Pháp lại càng làm tăng thêm vị đắng cho những tổn thất ở Phần Lan. Liên Xô bắt đầu tiến hành cải tổ lại lực lượng quân sự của mình. Kliment Voroshilov bị Stalin chỉ trích nặng nề và bị loại khỏi chức Dân ủy Quốc phòng, thay vào đó là Nguyên soái S. K. Timoshenko. Timoshenko đã tiến hành loại bỏ những sĩ quan yếu kém về năng lực trong Hồng quân. Các cán bộ, sĩ quan bị thất sủng trong cuộc Đại thanh trừng nay được trọng dụng trở lại. Những người chứng tỏ được năng lực của mình trong cuộc chiến tranh với Phần Lan và Nhật Bản như Zhukov, Meretskov được cất nhắc. Những chính ủy đáng ghét từng gặp thời trong cuộc Đại thanh trừng, nay đã phải quay trở về vị trí của mình. Sự thống nhất trong bộ máy chỉ huy Xô Viết được phục hồi trở lại. Quyền hạn của các cán bộ sĩ quan Hồng quân được nới rộng như thời kỳ Sa hoàng. Những sự thay đổi đột ngột đó về lâu dài sẽ có lợi cho Hồng quân, nhưng trong một khoảng thời gian ngắn trước mắt nó đã gây ra sự xáo trộn và hỗn loạn lớn cho chính nó. Trong vòng tám tháng, Ban tham mưu Xô Viết đã ba lần thay đổi tham mưu trưởng. Sau đó một số sĩ quan có kinh nghiệm lại được điều đến Siberia nhằm đề phòng cuộc tấn công bất ngờ của quân Nhật và điều này lại gây thêm một sự xáo trộn lớn trong các đơn vị Hồng quân. Như đã nói, trong năm 1941 3/4 số cán bộ, sĩ quan Hồng quân chỉ mới nắm giữ chức vụ của mình chưa quá một năm.[36]

Liên Xô bắt đầu học theo Đức và tổ chức phần lớn các lực lượng thiết giáp thành những sư đoàn và quân đoàn độc lập. Ngày 6 tháng 7 năm 1940, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ra quyết định thành lập tám quân đoàn thiết giáp mới với quy mô lớn hơn một quân đoàn trước đó. Tháng 2/1941 Dân ủy Chiến tranh quyết định đưa 21 trong số 29 quân đoàn thiết giáp đi vào hoạt động. Một số sư đoàn thiết giáp và bộ binh cơ giới độc lập cũng được thiết lập.[36] Tuy nhiên việc tái trang bị này chỉ vừa mới được tiến hành một phần khi chiến dịch Barbarossa bắt đầu,[37], và những cải tổ trong Hồng quân vẫn chịu nhiều sự bó buộc của các thế lực bảo thủ. Vì vậy số xe tăng này không đủ để biến các quân đoàn thiết giáp thành một sức mạnh có hệ thống và thậm chí không nhận được đầy đủ sự hỗ trợ cần thiết về hậu cần và huấn luyện.[36]

Kết quả là, mặc dù xét trên các thông số nằm trên giấy tờ, năm 1941 lực lượng của Hồng quân ít nhất là ngang ngửa với đối thủ Đức Quốc xã, thực tế lại cho thấy điều ngược lại. Hệ thống chỉ huy kém tài năng cộng với sự thiếu hụt về trang bị, thiết hụt về lực lượng hậu cần được cơ giới hóa và thiếu hụt cả về huấn luyện đã đặt Quân đội Liên Xô vào một tình thế bất lợi hết sức trầm trọng.